5 Lời Khuyên Để Giữ Cho Trái Tim Của Bạn Khỏe Mạnh Khi Bạn Già Đi

Trái tim chỉ là một cơ quan có kích thước tương đối nhỏ, chỉ bằng một nắm tay, nhưng là cơ quan có “cơ bắp” khỏe nhất trong cơ thể bạn, chịu trách nhiệm giữ cho bạn sống khỏe mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây.

Tim là một bộ phận có vai trò quan trọng với chức năng nhiệm vụ bơm đều đặn để đẩy máu và oxy theo các động mạch đến phổi và toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ chất thải như CO2 ra khỏi dòng máu; nhưng tim cũng dễ mắc 1 số loại bệnh như nhóm bệnh tim mạch, đột quỵ; là bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.

Thực tế đáng báo động hơn là một nửa số trường hợp mắc bệnh tim mạch xảy ra ở châu Á; và yếu tố tuổi tác là nguy cơ chính đối với sự phát triển của các bệnh tim mạch, khi chúng ta già đi thì tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ người trưởng thành bị suy tim ở các nước phát triển tăng từ 1-2% lên hơn 10 % ở những người từ 70 tuổi trở lên và có 80% người chết vì bệnh tim từ 65 tuổi trở lên.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Tim mạch của Đại học Quốc gia Singapore (NUHCS) và Viện Tim mạch Quốc gia Singapore (NHCS), người ta cũng phát hiện ra rằng người dân châu Á xuất hiện bệnh suy tim sớm hơn khoảng 10 năm so với những người dân phương Tây. Độ tuổi trung bình xuất hiện bệnh suy tim của bệnh nhân đến từ Philipin là 54 tuổi, sớm nhất so với các nước khác của châu Á (Indonesia – 56 tuổi; Đài Loan – 63 tuổi; Hàn Quốc – 63 tuổi; Nhật Bản – 65 tuổi ; Hồng Kông – 68 tuổi). Trong khi đó, độ tuổi trung bình xuất hiện bệnh suy tim của bệnh nhân ở châu Âu là 71 tuổi.

Lời Khuyên Về Sức Khỏe Tim Mạch Và Lão Hóa Lành Mạnh

Với những số liệu thống kê trong khảo sát ở trên, cho thấy điều quan trọng hơn bao giờ hết là hãy bắt đầu chăm sóc cho trái tim của bạn, đặc biệt là nếu bạn ở độ tuổi 40 trở lên.

Dưới đây là 5 mẹo tuyệt vời để giúp bạn bắt đầu hành trình này, cho một cuộc sống khỏe mạnh hơn từ bây giờ và trong tương lai.

Mẹo số 1: Hiểu những nguy cơ sức khỏe của bạn.

Chìa khóa để duy trì một trái tim khỏe mạnh là biết các chỉ số sức khỏe của bạn. Hãy sắp xếp để kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên. Và bạn nên lên lịch kiểm tra sức khỏe toàn diện ít nhất mỗi năm một lần, hoặc đến phòng khám sức khỏe để kiểm tra và đánh giá nhanh tình hình sức khỏe tùy từng thời điểm cần thiết.

Cần lưu ý quan trọng huyết áp cao là yếu tố nguy cơ số một đối với việc mắc các bệnh tim mạch, tuy nhiên huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có biểu hiệu cụ thể hoặc những triệu chứng để cảnh báo trước. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là điều cần thiết. Nếu không được chẩn đoán sớm và không được điều trị kịp thời, nó có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tim mạch và đột quỵ.

Mẹo số 2: Hãy giảm, tránh và loại bỏ các thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Giảm hoặc từ bỏ hút thuốc là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ trái tim của mình, và một thông tin tốt là : nếu bạn ngừng hút thuốc thì những nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm đáng kể. Vì hút thuốc có thể làm hỏng lớp niêm mạc của động mạch, dẫn đến việc tích tụ chất béo (tạo mảng xơ vữa) làm hẹp động mạch. Một số người có thể bị đau ngực còn được gọi là đau thắt ngực, đây như một cảnh báo, nhưng nhiều người chỉ được biết về sự thu hẹp động mạch này khi gặp một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Hãy xem việc từ bỏ hút thuốc là thói quen cần thay đổi để loại bỏ! Vứt bỏ thuốc lá, bật lửa, gạt tàn, và nhường chỗ cho các sản phẩm thay thế có chứa nicotine. Khi từ bỏ thói quen không lành mạnh này sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể bạn hơn bạn nghĩ.

Mẹo số 3: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho sức khỏe tim mạch.

Dựa trên Triết lý dinh dưỡng toàn cầu của Herbalife Nutrition, năng lượng cung cấp cho cơ thể nên theo tỷ lệ như sau: 40 % từ chất bột đường (carbohydrate), 30 % từ protein và 30 % từ chất béo lành mạnh, lưu ý bổ sung 25 gam chất xơ/ngày và uống đủ nước – khoảng tám ly nước mỗi ngày.

Để hỗ trợ tăng cường hơn nữa sức khỏe tim mạch, bạn hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hơn như thêm trái cây tươi, rau, trái cây sấy khô, các loại hạt và hạt để bổ sung lượng vitamin và khoáng chất hàng ngày. Đặc biệt, các loại thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá thu và cá ngừ), hạt lanh, quả óc chó, hạt bí ngô và đậu nành là thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt (axit béo omega-3), có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cá không chỉ là nguồn thực phẩm thay thế tuyệt vời cho các loại thực phẩm như thịt bò (loại thịt nhiều chất béo bão hòa) mà còn cung cấp omega-3 giúp hỗ trợ hệ thống tim mạch khỏe mạnh bằng cách Omega-3 giúp giảm chỉ số mức cholesterol và triglyceride.

Mẹo số 4: Giúp trái tim bạn bơm máu tốt.

Lợi ích của việc tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ là giúp quản lý cân nặng, giảm cân hay có một vóc dáng cân đối. Bên cạnh việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể, mà còn giúp các mạch máu được thư giãn và giãn rộng, cho phép dòng máu lưu thông hiệu quả hơn đưa dưỡng chất đến và nuôi dưỡng trái tim tốt hơn. Điều này sẽ giúp kích thích sản xuất oxit nitric trong cơ thể, là chất có tác dụng kiểm soát, điều hòa và bảo vệ hệ thống tim mạch, và chúng ta có một trái tim khỏe mạnh hơn.

Để bắt đầu lối sống năng động, lành mạnh hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy khó đạt được điều đó, hãy thử lên kế hoạch đi bộ trong không gian ngắn và hẹp tại nơi làm việc, trong bãi đỗ xe khi di chuyển từ văn phòng hoặc có những động tác vận động tại bàn làm việc để tránh ngồi một chỗ cả ngày.

Mẹo số 5: Giảm mức độ căng thẳng của bạn.

Mặc dù khoa học chưa tìm thấy mối liên hệ trực tiếp rõ ràng nào giữa mức độ căng thẳng cao của bạn và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, nhưng sự căng thẳng có thể gây rủi ro cho sức khỏe trái tim của bạn.

Nếu bị căng thẳng có thể khiến bạn bị huyết áp cao hơn, hoặc làm bạn ăn quá nhiều, lười tập thể dục hơn hoặc hút thuốc nhiều hơn bình thường. Căng thẳng kéo dài cũng có thể khiến cơ thể bạn gia tăng sản sinh ra các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol ở mức độ cao, làm tăng nguy cơ bị đau tim.

Vì lợi ích sức khỏe mang lại, hãy dành thời gian ra ngoài để thư giãn và tham gia vào các hoạt động thể chất mà bạn yêu thích. Những người có mức độ căng thẳng thấp hơn có xu hướng tập thể dục và ăn uống đầy đủ hơn, cả hai điều này đều có vai trò quan trọng để giữ một trái tim khỏe mạnh.

Vào thời gian cuối ngày, hãy áp dụng một lối sống lành mạnh và năng động sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim một cách lâu dài. Nếu bạn chưa bắt đầu, hãy bắt đầu ngat bây giờ và có thể kết hợp một hoặc nhiều lời khuyên trên vào cuộc sống hàng ngày để giữ cho tim của bạn hoạt động thật tốt, thật khỏe ngay bây giờ và trong thời gian sau này.

Có một điều chắc chắn: trái tim của bạn sẽ cảm ơn bạn vì bạn đã chăm sóc trái tim khi bạn già đi!

Mời bạn tham khảo tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe tim mạch: https://mrik.vn/c/suc-khoe-tim-mach/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *